Sales & Marketing đứng hàng top trên thị trường việc làm
Các bạn nên trao dồi tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp quốc tế và trong nhiều lĩnh vực chuyên môn thời kỳ hội nhập, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đối với nghề nghiệp, họ nên trở nên chuyên nghiệp, bên cạnh kinh nghiệm sẵn có họ nên sở hữu các kiến thức chuyên môn được đúc kết trong các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề quốc tế. Chứng chỉ nghề quốc tế là bằng chứng khẳng định năng lực làm việc của họ trong môi trường của các tổ chức đa quốc gia, đa văn hóa và đa lĩnh vực.
Năm 2013, lĩnh vực Sales và Marketing được xem là hai ngành nghề thu hút nhân lực nhiều nhất, đồng thời cũng là hai lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao. Theo tiến sĩ, trên tình hình tổng quan chung, Sales và Marketing đứng ở vị trí nào trong thị trường việc làm và tuyển dụng tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong năm 2013 này?
PGS.TS Võ Thị Quý: Theo báo cáo nghiên cứu “Robert Walters Global Salary Survey 2013, nghề sales & marketing đứng hàng top trong thị trường việc làm. Năm 2013 họ được tuyển dụng nhiều nhất ở các ngành: ô tô, hóa chất, xây dựng, dịch vụ tài chính, FMCG, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, giải trí. Đặc biệt, là các vị trí Sales & Marketing Manager, Marketing Director, Brand Manager, Sales Director, Key Account Manager và Strategic Planner.
So với nhiều năm trước đây, Salesvà Marketing là lĩnh vực phát triển rất mạnh, cả hai lĩnh vực: việc làm (nhiều ứng viên trẻ chú trọng vào ngành nghề này) và giáo dục (nhiều trung tâm đào tạo, cơ sở giáo dục cập nhật kiến thức nước ngoài cho việc đào tạo chuyên viên Marketing). Và chúng ta đã có những thành tựu gì xung quanh vấn đề đào tạo ngành này?
PGS.TS Võ Thị Quý: Về khía cạnh giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực sales & marketing hiện nay đã có những bước đáng kể. Cụ thể, ngoài hệ thống giáo dục theo bằng cấp ở các trường cao đẳng và đại học có hàng trăm công ty đào tạo về kỹ năng sales và marketing trên thị trường. Đặc biệt, hiện nay đã có sự hiện diện của Hiệp hội Sales & Marketing quốc tê (SMEI), họ cung cấp chương trình đào tạo chứng chỉ nghề quốc tế ngành sales & marketing ở hai cấp độ: quản lý và nhân viên bán hàng và marketing chuyên nghiệp. Hai chứng chỉ nghề cho cấp quản lý là CSE (Certified Sales Executive) và CME (Certified Marketing Executive), hai chứng chỉ nghề cho cấp nhân viên là SCPS (SMEI Certified Professional Salesperson), và SCPM (SMEI Certified Professional Marketer). Những người sở hữu các chứng chỉ nghề này được thừa nhận trình độ hành nghề trong thị trường toàn cầu.
Người ta cho rằng Sales và Marketing là ngành trẻ. Có nghĩa là, chỉ có những người trẻ linh hoạt, nhạy bén, tài năng mới theo được ngành này. Nhận định này có đúng? Một chuyên viên Marketing cần đòi hỏi những yếu tố thuyết phục nào?
PGS.TS Võ Thị Quý:
Nghề nào cũng yêu cầu người lao động có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ. Đối với nghề S&M các bạn trẻ có ưu thế về sức khỏe, sự năng động và nhạy bén rất phù hợp với yêu cầu của nghề S&M, vì làm công việc này đòi hỏi tính tự giác, sáng tạo, linh hoạt và độc lập cao. Những tình huống mà họ đối mặt luôn thay đổi và ngày càng trở nên phức tạp nên họ cũng cần có những kiến thức khoa học bài bản bên cạnh những kinh nghiệm thương trường dày dạn.
Tuy lĩnh vực đã được cập nhật, phát triển rất nhiều. Nhưng theo tiến sĩ, hiện nay giới trẻ chúng ta cần khắc phục những điểm yếu nào để có thể làm việc ngang hàng cùng đối tác nước ngoài, hoặc có thể hòa nhập với môi trường làm việc tại các nước lớn?
PGS.TS Võ Thị Quý:
Các bạn nên trao dồi tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp quốc tế và trong nhiều lĩnh vực chuyên môn thời kỳ hội nhập, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đối với nghề nghiệp, họ nên trở nên chuyên nghiệp, bên cạnh kinh nghiệm sẵn có họ nên sở hữu các kiến thức chuyên môn được đúc kết trong các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề quốc tế. Chứng chỉ nghề quốc tế là bằng chứng khẳng định năng lực làm việc của họ trong môi trường của các tổ chức đa quốc gia, đa văn hóa và đa lĩnh vực.
Leave a Reply