Cần chuẩn bị những gì để bắt đầu khởi nghiệp?
Người ta thường nói “Người thông minh là người có thể tìm được lối thoát trong các tình huống khó khăn, còn người thông thái là người có thể tránh để không bị vướng vào những khó khăn đó“. Ai cũng khuyên ta dám thất bại, tìm các bài học từ thất bại… Tuy nhiên, khởi nghiệp không phải là một con đường trải thảm đỏ như nhiều người vẫn tưởng. Như CEO DKT Trần Trọng Tuyến chia sẻ tại Hội thảo “Khởi nghiệp cùng thương mại điện tử Việt Nam”: “Tôi nghĩ rằng có ít nhất một lần các bạn từng suy nghĩ về khởi nghiệp, tự lập và kinh doanh. Nhưng bạn cần suy nghĩ kỹ hơn, đừng quá vọng tưởng và mong ước thành công và sớm hưởng thụ.”
Với các bạn trẻ, khi mà suy nghĩ chưa chín, chưa quản lý rủi ro tốt, phong trào khởi nghiệp có thể làm người ta mất sạch, gục ngã thật đau mà không thể nào gượng dậy được nữa. Các bạn chỉ vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp mà không có một framework nào hoặc các checklist cơ bản nào đơn giản, dễ hiểu để các bạn tự check trước khi startup.
Trong kinh doanh không có gì tuyệt đối đúng, không có gì tuyệt đối sai, chỉ là có phù hợp hay không. Bài viết sau đây là một checklist cơ bản mà các bạn trẻ có thể tham khảo và tự trả lời trước khi startup.
- 1. Bạn phải có sẵn ít nhất một khoản vốn đủ chi tiêu trang trải trong 1 năm
Không gì giết startup nhanh nhất bằng việc thiếu vốn. Để có thể phục hồi sau mỗi lần thất bại do nợ nần, bạn thường sẽ mất hàng năm trời. Ngoài ra, bạn sẽ đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm nếu trong đầu bạn tràn đầy suy nghĩ về nợ nần. Vốn để sống tự do 1 năm cho bạn lựa chọn, tầm nhìn rộng mở và thời gian để sáng tạo. Các nhà đầu tư họ rất thực dụng đấy!
- 2. Đảm bảo rằng mình có sự ủng hộ từ những người thân
Không quan trọng bạn Startup về lĩnh vực gì, nhưng bạn đều cần phải có được sự ủng hộ của người thân. Không ai cho bạn sự vui vẻ, và tự tin như người thân của mình và không ai giết chết Startup nhanh hơn không khí u ám mỗi khi về nhà. Nếu bạn khởi nghiệp cùng bạn bè, hãy nhớ thật rạch ròi vai trò, quyền sở hữu, trách nhiệm để tránh trường hợp một trong các bạn bất ngờ thay đổi suy nghĩ.
- 3. Có kế hoạch cho 1 năm “ở ẩn” (hidden-year)
Hãy hiểu rằng cần ít nhất 1 năm để bắt đầu một startup, đó là kế hoạch, thử nghiệm, chuẩn bị trước khi bạn thực sự tham gia vào cuộc chơi. Tích lũy tiền, đưa dịch vụ cho khách hàng dùng thử, đưa thử sản phẩm ra thị trường. Hãy lên kế hoạch về thời gian và chi phí của năm “ở ẩn” này.
- 4. Đánh giá độ rủi ro của các nguồn vốn từ bên ngoài
Tìm nguồn vốn ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều startup đặt ra khi bắt đầu khởi nghiệp. Bạn có thể huy động vốn từ gia đình, bạn bè, người thân hoặc các nhà đầu tư. Hãy thật cẩn trọng và hiểu rõ về độ ảnh hưởng của số vốn đó trong trường hợp bạn thành công, hoặc thất bại, bạn sẽ phải trả thêm bao nhiêu hoặc chia bao nhiêu. Nếu có thể hãy làm startup của mình đơn giản không cần phải huy động vốn đầu tư từ bên ngoài, startup sẽ lớn dần lên với ít áp lực. Đừng thế chấp tài sản của mình ngay trong lần startup đầu tiên!
- 5. Suy nghĩ rõ ràng là startup về sản phẩm hay dịch vụ
Làm startup về sản phẩm sẽ mất nhiều tiền, thời gian và công sức hơn làm startup về dịch vụ. Nếu có thể làm tại nhà, hoặc trên internet thì sẽ cần rất ít vốn. Hãy cân nhắc về những biz như vậy trong lần startup đầu tiên.
- 6. Có khách hàng không có nghĩa là có doanh thu, có doanh thu không có nghĩa là có lợi nhuận
Bạn sẽ bị ảo tưởng rằng startup đang chạy rất thành công. Toàn bộ thời gian và suy nghĩ của bạn liên tục dành cho các biz mới. Không hẳn là như vậy, luôn bận rộn không có nghĩa là sẽ tạo ra doanh thu, doanh thu đến cũng không có nghĩa là tạo ra lợi nhuận. Hãy học cách “work smart, not hard” và đánh giá được cái gì sẽ đưa lại lợi nhuận vào túi của bạn, nhớ tính cả các chi phí cố định, thuế và lương của bạn nữa.
- 7. Nhờ các chuyên gia giúp đỡ khi cần, tạo ra các nhóm ảo
Bạn càng là chuyên gia trong một lĩnh vực nào thì độ hiểu biết của bạn về các lĩnh vực khác càng ít. Hãy nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia về các lĩnh vực khởi nghiệp, công nghệ, tài chính, marketing, luật… Mạng lưới giữa các bạn đồng nghiệp, cựu đồng nghiệp, bạn học cũ… và trả họ chi phí nếu đóng góp đó xứng đáng. Hãy chuẩn bị ít nhất 5 ứng viên cho mỗi vị trí và check với từng người. Hãy rõ ràng về cái bạn muốn gì, họ cần giúp gì, và chi phí bạn sẽ trả để được giúp đỡ. Nếu ứng viên bạn chọn không thể giúp bạn hãy tìm người khác thay thế. Hãy tạo các nhóm ảo như vậy, và xây dựng các nhóm đó như các nhóm staff của mình. Vd: nhóm giúp xả stress, nhóm huy động vốn, nhóm giúp cập nhật công nghệ…
- 8. Linh hoạt và không chỉ trích
Khởi nghiệp không phải dành cho tất cả mọi người, nếu bạn không thích nó, hoặc thấy quá khó để thực hiện, gặp nhiều rắc rối, và tốn nhiều tiền hơn bạn tưởng, hãy đóng cửa startup đó đừng tiếc nuối! 8/10 startup chết trong 2 năm đầu tiên. Trong số còn lại thì 80% chết sau 5 năm. Hãy nhớ, thất bại với startup không đồng nghĩa bạn là người thất bại. Nếu startup thất bại do không đánh giá được sự thay đổi của môi trường kinh doanh, không dự đoán được đối thủ cạnh tranh… thì hãy rút ra bài học cho mình về những điều đã xảy ra, đánh giá rủi ro, và startup lại lần thứ 2. Cuộc sống rất dài và đầy cơ hội!
Hy vọng checklist với 8 điều cần chuẩn bị trước khi startup trên đây sẽ là cơ sở để bạn bắt đầu khởi nghiệp. Hành trình khởi nghiệp là rất dài và những bước đi đầu tiên cũng là những bước đi quan trọng nhất, làm nền tảng cho con đường phía trước. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công và thực hiện được ước mơ của mình.
Leave a Reply