Tinh thần cầu thị phải có trong mỗi chúng ta

Chi phí vận tải biển thì nằm trong số 5 nước cao nhất. Giá cước viễn thông, giá thuê văn phòng thuộc loại cao ngất. Với tinh thần , biết lắng nghe và sàng lọc những lời tư vấn, khuyến cáo “không mất tiền mua” của những người đi trước, ta sẽ rút ngắn được khoảng cách tụt hậu và sẽ tiến nhanh, tiến xa giữa “biển cả” hội nhập quốc tế.
Gần một năm nước ta bước vào WTO, trong con mắt của thế giới, Việt Nam trở thành một “tâm điểm” thu hút sự quan tâm sít sao. Các chuyến đi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sang các nước khu vực, Liên bang Nga, hai nước Đông Âu mở ra thêm nhiều cơ hội giao thương, hợp tác phát triển kinh tế. (ANTĐ) – Gần một năm nước ta bước vào WTO, trong con mắt của thế giới, Việt Nam trở thành một “tâm điểm” thu hút sự quan tâm sít sao. Các chuyến đi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sang các nước khu vực, Liên bang Nga, hai nước Đông Âu mở ra thêm nhiều cơ hội giao thương, hợp tác phát triển kinh tế.
Chính trong thời điểm này dư luận quốc tế càng tỏ ra chú tâm đặc biệt tới Việt Nam. Không ít những lời khuyến nghị, khuyến cáo rất hữu ích và quý báu được đưa ra. Luôn cầu thị, biết lắng nghe, suy ngẫm và hành động chỉ có lợi cho đất nước, cho nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế đầy cam go, thách thức.
Qua lăng kính thế giới, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, thủy sản, hàng may mặc, giày dép. Tuy vậy, nếu dựa vào “mồ hôi” của lực lượng lao động rẻ, theo các chuyên gia thế giới, không phải là chiến lược phát triển có tính sống còn về lâu dài. Bởi vì giá trị từ lao động trực tiếp làm gia công chỉ chiếm 3-4% tổng chi phí thành phẩm chưa xuất khẩu và chưa tới 1% giá sản phẩm khi bán lẻ.
Việt Nam phải nhanh chóng chuyển từ kinh tế “gia công” phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, sang các ngành công nghiệp công nghệ cao. Muốn đi trên “xa lộ” công nghệ cao, nước ta phải “nhảy” qua ba rào cản lớn. Một là, cần chú trọng nhiều hơn nữa tới giáo dục. Việt Nam không thiếu “mầm non” tài năng qua các kỳ thi học sinh quốc tế.
Vì sao các trường đại học không “luyện” được và cho “ra lò” lớp người giỏi sử dụng tài năng vào các ngành kinh tế hoặc nghiên cứu phục vụ lợi ích quốc gia? Trung Quốc dành ngân sách cho giáo dục ít hơn so với Việt Nam, nhưng họ có một số trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các trường đại học nước ta có số tạp chí, ấn phẩm khoa học và công nghệ thấp nhất khu vực.
Hai là, thị trường vốn. Trong khi các doanh nghiệp dân doanh “chạy ngược chạy xuôi” tìm tín dụng dài hạn, thì các nhà đầu tư trong nước lại đổ xô, đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Các nhà kinh tế học cho rằng, giá cổ phiếu không phản ánh thực lực của công ty. Theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), các công ty lớn nhất của Việt Nam đang đầu cơ khá nhiều vào bất động sản và thị trường chứng khoán nhằm thu lợi nhanh chóng. Tình trạng này cùng với thực trạng các doanh nghiệp “khát” vốn, chạy vay vốn, chứng tỏ một sự thật không thể che giấu là thị trường vốn đang đi chệch, mục đích ban đầu: huy động nguồn vốn trong nước để “rót” vào các dự án đầu tư mới hiện đang “đói” vốn. Rào cản lớn thứ ba là hạ tầng cơ sở còn yếu kém. Hơn 20 năm đổi mới, chưa có một cảng biển đủ sức đón nhận tàu biển cỡ lớn. Hệ thống cảng biển tưởng chừng san sát nhưng chỉ là một cuộc chạy đua xây dựng theo “phong trào”. Trong khi đó, giá điện tại Việt Nam chỉ tương đương với Trung Quốc, Thái Lan, nhưng cao hơn Malaysia và Indonesia. Chi phí vận tải biển thì nằm trong số 5 nước cao nhất. Giá cước viễn thông, giá thuê văn phòng thuộc loại cao ngất. Với tinh thần cầu thị, biết lắng nghe và sàng lọc những lời tư vấn, khuyến cáo “không mất tiền mua” của những người đi trước, ta sẽ rút ngắn được khoảng cách tụt hậu và sẽ tiến nhanh, tiến xa giữa “biển cả” hội nhập quốc tế.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *